Chính phủ của TT Anh Theresa May chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

0
248
Photo Credit: AP

Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đã chiến thắng sau cuộc bỏ phiếu “bất tín nhiệm” do phe đối lập kêu gọi trong khi đất nước tiến gần hơn đến nguy cơ “tay không” rút khỏi EU trong 10 tuần nữa.

Kết quả cuộc bỏ phiếu cho thấy có 325 nghị sĩ thành viên của Quốc Hội ủng hộ Thủ tướng Anh so với 306 người phản đối.

Ngay sau khi có kết quả Thủ tướng Anh Theresa May ngay lập tức bước lên và nói rằng cô ấy hài lòng về kết quả 

“Chính phủ của tôi sẽ tiếp tục tăng cường sự thịnh vượng, đảm bảo an ninh và tăng cường liên minh. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc để thực hiện lời hứa với người dân của đất nước này trong lần trưng cầu dân ý và rời khỏi Liên minh châu Âu, “cô nói.

Có thể thông báo rằng các cuộc đàm phán giữa các bên sẽ bắt đầu ngay lập tức (như trong tối nay!) 

“Tôi đã đề xuất một loạt các cuộc họp giữa các nghị sĩ cấp cao và đại diện của chính phủ trong những ngày tới và tôi muốn mời các nhà lãnh đạo của các đảng nghị viện gặp riêng tôi và  bắt đầu các cuộc họp này tối nay”, cô nói .

Theo Luật Nghị viện Có Thời hạn năm 2011 của Anh, nếu chính phủ thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, một quy trình 2 tuần sẽ được khởi động và có thể dẫn đến cuộc tổng tuyển cử mới trên toàn quốc để chọn ra thủ tướng tiếp theo.

Trong 14 ngày này, chính phủ của bà May phải giành lại được sự tín nhiệm của hạ viện, với đa số ủng hộ, trong một cuộc bỏ phiếu khác. Nếu không, về mặt lý thuyết, ông Corbyn có thể tự xây dựng liên minh với các đảng đối lập khác để lên nắm quyền.

Trong trường hợp không bên nào có thể thành lập chính phủ mới với tình trạng hiện tại của hạ viện, quốc hội tự động giải tán và tổng tuyển cử toàn quốc sẽ diễn ra.

Sau diễn biến ở Anh, câu hỏi nhiều người đặt ra nhất là điều gì sẽ xảy đến với Brexit? Có 3 khả năng: bà May đạt được thỏa thuận mới với EU; Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào và Anh tổ chức trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit.

Trong kịch bản thứ nhất, chính phủ Anh và các nhà lãnh đạo EU nói thỏa thuận mà họ đạt được là tốt nhất có thể. Và dù thỏa thuận bị quốc hội Anh bác bỏ, bà May hôm 15/1 vẫn cho rằng đây là lựa chọn duy nhất.

Các thành viên của đảng Bảo thủ nói thỏa thuận giữ Anh ở lại quá gần EU trong khi các đảng đối lập nói thỏa thuận không bảo vệ được quan hệ kinh tế giữa Anh với liên minh. Cả hai bên đều không muốn duy trì biên giới mở với Cộng hòa Ireland, một nội dung trong thỏa thuận.

Bà May cảnh báo EU không đề xuất bất kỳ “thỏa thuận thay thế” nào, nhưng bà cũng nói bà sẵn sàng thảo luận với các nghị sĩ “có thể đàm phán một chân thành” và có thể thương lượng lại với EU.

Trong trường hợp không có thỏa thuận nào được thông qua trước ngày 29/3, nước Anh sẽ đối mặt với kịch bản tồi tệ nhất về Brexit, việc có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ở Anh cũng như tại châu Âu.

Kế hoạch của bà May vốn nhằm giúp giữ nguyên các quy định về thương mại giữa nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và thị trường xuất khẩu lớn nhất của nó, trong giai đoạn chuyển đổi kéo dài đến hết năm 2020.

Việc chuyển đổi đột ngột sang các tiêu chuẩn khác sẽ tác động đến hầu như mọi lĩnh vực kinh tế và có thể khiến giá cả các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày tại Anh tăng lên cũng như gây ra sự gián đoạn tại các trung tâm hậu cần như cảng biển.

Chính phủ Ireland hôm 15/1 nói họ sẽ tăng cường chuẩn bị cho kịch bản Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào, cảnh báo về nguy cơ Brexit “hỗn loạn”.

Hiện có những đồn đoán ở cả London và Brussels rằng bà May có thể tìm cách để trì hoãn Brexit, tránh kịch bản “tay không ra đi”.

Một khả năng khác là Anh sẽ tổ chức tái trưng cầu dân ý về Brexit. Những người ủng hộ EU đã kêu gọi một cuộc bỏ phiếu khác sau cuộc trưng cầu dân ý dẫn đến kết quả chấn động năm 2016 với 52% cử tri muốn Anh rời EU.

Không có quy định nào buộc Anh không được tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai, nhưng nhiều câu hỏi đã được đặt ra về việc liệu điều này có dân chủ hay không. Cuộc bỏ phiếu Brexit mới cũng có thể tiếp tục chứng kiến sự chia rẽ trong công chúng Anh tương tự lần trước.

Bà May đã cảnh báo việc tái trưng cầu dân ý “sẽ gây ra những tổn hại không thể bù đắp đối với sự liêm chính của nền chính trị chúng ta”.

Trong kịch bản này, việc đầu tiên cần làm là lùi lại ngày Anh ra đi, dù các nhà ngoại giao EU cảnh báo chỉ có thể lùi thêm một vài tháng.

“Tôi kêu gọi Anh làm rõ ý định của họ càng sớm càng tốt. Thời gian đã gần hết rồi”, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker nói, khẳng định thỏa thuận mà bà May đã đạt được với Brussels là “cách duy nhất để đảm bảo Anh rút khỏi EU một cách trật tự”.

TH

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây